Xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại các trường đại học, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội trong thời đại 4.0

Tham luận: “Xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại các trường đại học,

đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội trong thời đại 4.0”

TS. Huỳnh Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm
Thông tin-Học liệu và Truyền thông ĐH Đà Nẵng

Kính thưa chủ trì Hội thảo
Kính thưa quý vị đại biểu

Xây dựng xã hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trường ĐH là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để động viên, khuyến khích mọi người trong xã hội tích cực tự học tập
và học tập suốt đời là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó có các trường đại học. Tại Hội thảo này, Đại học (ĐH) Đà Nẵng hân hạnh tham gia tham luận “Phát huy tiềm năng, vai trò của các trường đại học xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội”.

1. Vai trò, tiềm năng của các trường ĐH trong việc xây dựng xã hội học tập và tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời

Trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mà còn có vai trò, tiềm năng to lớn để góp phần xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục ban đầu chỉ trang bị cho mọi người phẩm chất, tri thức, kỹ năng có tính nền móng để tiếp tục phát
huy, trau dồi, phát triển ở bậc sau phổ thông. Học sinh ra trường phân luồng học lên bậc ĐH hoặc các trường nghề, sau khi ra trường cần phải tiếp tục có nhu cầu và cần được đào tạo thường xuyên; học tập suốt đời, ở mọi lúc, mọi nơi mới không bị “bỏ lại
phía sau” trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của tri thức nhân loại đặc biệt trong kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0.

Các trường ĐH chính là nơi hội đủ tiềm năng, nguồn lực để thể hiện vai trò chủ chốt xây dựng cộng đồng/xã hội học tập và học tập suốt đời thể hiện rõ ở những yếu tố sau:

(1) Trường ĐH có đội ngũ giảng viên, các nhà nghiên cứu và sinh viên có trình độ, tri thức, kỹ năng để trở thành lực lượng tiên phong xây dựng xã hội học tập và chính họ là chủ thể nòng cốt, dẫn dắt các thành phần khác trong xã hội học tập;
(2) Trường ĐH là nơi có thể chuyển giao, đào tạo các phương thức , phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu là điều kiện để mỗi cá nhân có thể dễ dàng, thuận tiện tham gia cộng đồng/xã hội học tập dù không phải là sinh viên của trường hoặc sau khi
đã tốt nghiệp ra trường;
(3) Trường ĐH là trung tâm hội tụ, lan tỏa, truyền bá tri thức, chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn thông qua nhiều kênh như: Giảng viên, chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt là qua hệ thống tài nguyên giáo dục (thư viện, thư viện số, tài nguyên học liệu và khoa học được cập nhật, trang bị khá đầy đủ, đồng bộ…). Nếu được phát triển hệ thống tài nguyên của các trường ĐH để trở thành nguồn tài nguyên giáo dục mở đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của cộng đồng/xã hội;
(4) Lợi ích đem lại không chỉ cho các thành phần có nhu cầu học tập suốt đời trong xã hội mà còn giúp các trường quảng bá học hiệu; thể hiện vai trò sứ mệnh của một trường ĐH gắn kết với người học và cộng đồng; Thông qua các hoạt động tương tác học tập- nghiên cứu, các tài nguyên của nhà trường sẽ càng trở nên hữu ích, thậm chí được kết nối, gia tăng từ nhiều phía trong quá trình sử dụng, ứng dụng.
(5) Việc phát huy vai trò, tiềm lực của các trường ĐH trong xây dựng việc xây dựng xã hội học tập và tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời góp phần tích cực vào quá trình tái cấu trúc các ĐH nâng cao tính tự chủ học thuật, gắn kết cộng
đồng và mô hình giáo dục mở như các trường ĐH danh tiếng, uy tín trên thế giới đã thành công được cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao (đều có hệ thống tài nguyên, giáo dục mở)

2. ĐH Đà Nẵng với việc định hướng, xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập của người học và cộng đồng

(1) ĐH Đà Nẵng là ĐH vùng trọng điểm quốc gia với 05 trường đại học thành viên (Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật), 01 Trường CĐ CNTT (đã hoàn thành đề án trở thành Trường ĐH CNTT&TT Việt-Hàn); 05 cơ sở đào tạo trực thuộc (Khoa Y Dược, Khoa CNTT&TT, Khoa GDTC, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh và Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum); 03 Viện nghiên cứu (trong đó có Viện nghiên cứu quốc tế DNIIT hợp tác với các ĐH CH Pháp), 35 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, 35 nhóm nghiên cứu – giảng dạy (TRT). ĐH Đà Nẵng là một trong những ĐH có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như cả nước với gần 57.000 sinh viên các hệ trong đó có 50.000 sinh viên chính quy bậc ĐH, 3.000 sinh viên CĐ, gần 4.000 học viên cao học, NCS và gần 600 lưu học sinh quốc tế; bình quân hàng năm tuyển sinh gần 12.000 tân sinh viên thuộc 140 ngành đào tạo ĐH, 42 ngành đào tạo thạc sĩ và 26 ngành đào tạo tiến sĩ trong đó có 42 chương trình tiên tiến, chất lượng cao. Năm 2018, ĐH được xếp hạng trong top 07 ĐH hàng đầu Việt Nam thuộc nhóm 400-500 ĐH tốt nhất Châu Á theo QS Asia (tháng 10/2018); xếp thứ 3/67 ĐH hàng đầu Viêt Nam ( ̣ theo bảng xếp hạng uniranking của 4CIU năm 2019). Trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng là một trong bốn ĐH đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế theo HCERES Châu Âu. Mục tiêu của ĐHĐN là đến năm 2035 trở thành một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu KHCN có uy tín hàng đầu Việt Nam, thuộc nhóm 50 ĐH hàng đầu Đông Nam Á và nhóm 300 ĐH Châu Á.
(2) ĐH Đà Nẵng có tiềm lực về đội ngũ giảng viên với hơn gần 1.500 giảng viên/2.300 cán bộ viên chức với 110 giáo sư, phó giáo sư; gần 500 tiến sĩ và hơn 1.000 thạc sĩ, đạt tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là hơn 32%, phần lớn đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của ĐH Đà Nẵng được đào tạo ở nước ngoài, có năng lực tự nghiên cứu và ngoại ngữ tốt, có mối quan hệ hợp tác quốc tế với hàng trăm đối tác các trường, khoa, viện giáo dục và khoa học, đồng nghiệp quốc tế và trong nước. ĐH Đà Nẵng là thành viên tích cực của nhiề u tổ chức quốc tế về giáo dục và khoa học như: Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF), Mạng lưới các trường ĐH Châu Âu và Đông Nam Á (ASEA- UNINET), Mạng lưới của dự án MekongSkills2Work (USAID COMET), Mạng lưới của dự án HR4Asia…Trong 05 năm (2013 – 2018), ĐHĐN đã có 31 dự án với các đối tác quốc tế, trong đó nổi bật có các Dự án BUID-IT, USAID COMET,
IPP (Đổi mới sáng tạo), các dự án trong khuôn khổ Erasmus như: Dự án Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở các trường đại học Việt Nam (ICTentr); Dự án V2WORK – Hỗ trợ hệ thống giáo dục Việt Nam tăng cường cơ hội việc làm và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Hiện tại, ĐHĐN đang chủ trì triển khai các dự án quốc tế lớn như: HR4Asia (745.000 Euros), Hub4Growth (870.000 Euros),… nhờ đó số lượng lượt cán bộ, sinh viên tham gia các chương trình trao đổi quốc tế tăng lên (hơn 200 lượt/năm) giúp đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học. Trong 02 năm qua ĐH Đà Nẵng đã chủ trì đăng cai tổ chức thành công hơn 60 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế lớn. Bình quân hàng năm công bố quốc tế gần 200 bài báo
thuộc danh mục WoS (ISI) và Scopus…Đây chính là thế mạnh, tiềm lực quan trọng để phát triển hệ thống tài nguyên giáo dục mở phục vụ người học và cộng đồng.
(3) ĐH Đà Nẵng có cơ sở vật chất được đầu tư thường xuyên, đồng bộ, tiếp cận chuẩn quốc tế trong đó, Trung tâm Thông tin Tư liệu ĐH Đà Nẵng là một trong những mô hình thư viện điện tử hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam thành lập từ năm 1999; sau phát triển trở thành Trung tâm Thông tin Học liệu ĐH Đà Nẵng và năm 2018 sáp nhập trở thành Trung tâm Thông tin – Học liệu và Truyền thông (TT-HL&TT) ĐH Đà Nẵng. Nguồn tài nguyên thông tin học liệu của Trung tâm được số hóa tư các nguồn tài
liệu giáo trình, báo cáo đề tài khoa học (chỉ trong năm 2018, ĐH Đà Nẵng đã triển khai 11 đề tài KHCN cấp nhà nước, 187 đề tài cấp Bộ và tỉnh, thành phố, hàng trăm đề tài cấp trường), các luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ, các công trình nghiên cứu, phát minh, sáng chế thuộc nhiều dự án quốc tế với gần 200 đối tác các ĐH thuộc nhiều quốc gia hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Canada, Úc, Hàn quốc, Singapore…Hệ thống tài nguyên này thuộc cơ sở dữ liệu nội sinh (Dspace) đang phục vụ hiệu quả cho đào tạo, NCKH của giảng viên, sinh viên. Năm 2017, Trung tâm TT-HL&TT của ĐH Đà Nẵng cũng đã tiếp nhận dự án thư viện dùng chung với hệ thống phần mềm Aleph và Primo quản trị, kết nối hệ thống các thư viện, trung tâm học liệu của các trường thành viên, đơn vị trực thuộc; triển khai các tài nguyênthuộc “American Corner” thuộc dự án của Lãnh sựquán Hoa Kỳ và ĐH Arizona…

Với vai trò và vị trí quan trọng, ĐH Đà Nẵng được Chính phủ, Bộ GD&ĐT

(1) Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, giao cho các tổ chức Hiệp hội như Hội Khuyến học Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Hiệp hội Thư viện Việt Nam, các tổ chức phi Chính phủ như Liên hiệp các Hội hữu nghị… trong đó Hội Khuyến học Việt Nam làm đầu mối chủ trì xây dựng “Đề án xây dựng tài nguyên giáo dục mở phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập” trọng tâm tại các trường ĐH có tiềm lực như các ĐH Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH thuộc top ĐH trọng điểm quốc gia để phát huy tiềm năng, nguồn lực của các trường ĐH tham gia tích cực vào chủ trương ý nghĩa này;
(2) Bộ GD&ĐT ưu tiên dành nguồn lực để tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển tài nguyên học liệu, tài nguyên số các nguồn tài liệu học thuật, khoa học và văn hóa tại hệ thống các thư viện, trung tâm thông tin – học liệu của các trường ĐH; có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các trường ĐH tìm kiếm đối tác, phát triển các dự án hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa dưới nhiều hình thức để bổ sung, cập nhật và phát triển các nguồn tài nguyên học liệu coi đó thực sự là nhóm tiêu chí đánh
giá chất lượng trường ĐH trong công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định giáo dục;
(3) Các trường ĐH cần thay đổi nhanh, thích ứng hơn nhiều phương pháp đào tạo tiên tiến theo hướng mở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để gắn kết đào tạo với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực; Đưa
nhiệm vụ xây dựng tài nguyên giáo dục mở phục vụ người học và cộng đồng vào chiến lược phát triển, gắn kết cộng đồng; Đa dạng hóa các phương thức học tập trực tuyến, xây dựng tài nguyên cơ sở dữ liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu chung kết nối giữa các ĐH có cùng lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo như một số dự án đã và đang triển khai hiệu quả sử dụng chung CSDL giữa các trường ĐH trong nước và quốc tế; Tháo gỡ những “rào cản”, “điểm nghẽn” về phương thức quản trị, phục vụ các thư viện, trung tâm học liệu để khuyến khích, ưu đãi đối với cộng đồng người học thực sự trân trọng và có nhu cầu khai thác chính đáng các nguồn tài liệu học liệu của các trường
(4) Các thư viện, trung tâm thông tin học liệu của các trường ĐH xác định vai trò, vị trí trong đổi mới mô hình, phương thức tổ chức và hoạt động để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên số; ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông như những trụ cột của cách mạng 4.0 (Big Data, Trí tuệ nhân tạo AI và IoT internet of Things kết nối vạn vật) trong đó định hướng phát triển các dịch vụ Smart Library, Smart Campus, Smart City…Thành công của các Chiến dịch Smart Campus –UD 2018,2019 được tổ chức bởi Viện Công nghệ Quốc tế ĐHĐN với sự đồng hành, tài trợ của ĐH Côte vùng d’Azurd, Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ 4.0 nhằm hướng đến mục tiêu thiết lập mạng lưới kết nối các dịch vụ thông minh trong không gian các trường đại học thành viên ĐHĐN để hỗ trợ dạy, học, nghiên cứu
và sáng tạo trên nền tảng IoTs (Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo (AI). ĐH vùng Côte d’Azur, Cộng hòa Pháp đã tài trợ lắp đặt các ăng ten LoRa phủ sóng toàn bộ khuôn viên các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng tham gia chiến dịch. Đây là một mạng công suất thấp, chuyên phục vụ các ứng dụng IoTs được sử dụng tại một số doanh nghiệp lớn và nhiều thành phố tiên phong trong lĩnh vực smart city trên thế giới là cơ sở để phát triển nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các dự án KHCN gắn kết từ phân tích, thiết kế, quản lý, mô phỏng không gian/khuôn viên ĐH thông minh (smart campus). Đây chính là bước khởi đầu đặt nền tảng để ĐH Đà Nẵng đóng góp đối với chiến lược xây dựng thành phố Đà Nẵng – thành phố thông minh (smart city) dựa trên Internet kết nối vạn vật (IoTs) và trí tuệ nhân tạo (AI).
(5) Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tập huấn khai thác các công cụ; ứng dụng và phát triển các phần mềm ứng dụng học tập trực tuyến (e-learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo; làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả
năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được đầu tư và đưa vào triển khai ở một số trường ĐH ở Việt Nam trong đó có ĐH Đà Nẵng với phạm vi, mức độ khác nhau. Việc xây dựng môi trường, tài nguyên học tập trực tuyến cần tiếp cận gần hơn với người học từ thiết bị di động hay học tập trong mô hình trường đại học ảo…là xu hướng tất yếu sẽ đem lại những giá trị to lớn nếu được khai thác, ứng dụng các công cụ, phần mềm công nghệ (1) ProofHub (Phần mềm quản lý dự án tích hợp với các tài khoản Google Drive, Dropbox hoặc OneDrive là một công cụ tuyệt với cho các nhóm học trực tuyến có thể kết nối với nhau); (2) Camtasia (phần mềm chỉnh sửa nội dung trực quan các video và thu hình lại màn hình máy tính, các cuộc gọi VoIP video qua Skype và các phần mềm tương tự cho phép chuyển đổi thành một file video, thêm hiệu ứng, cắt ghép hình ảnh, điều chỉnh âm thanh, chèn phụ đề, tiêu đề, chú thích và rất nhiều hiệu ứng khác) cho phép dễ dàng tạo ra một khóa học hấp dẫn) (3) SurveyMonkey (nghiên cứu, khảo sát, thu thập phản hồi của người học, đây là phần quan trọng nhất của quá trình học trực tuyến để cải tiến khóa học) (4) Twitter hỗ trợ networking (mạng xã hội được khai thác như công cụ giúp cập nhật thông tin, kết nối chuyên gia, thảo luận một chủ đề thông qua thẻ hastag # có thể tích hợp Twitter với hệ thống quản lý học tập để giao tiếp hoặc truyền thông, xây dựng sự liên kết hiệu quả giữa học viên học trực tuyến và giảo viên Elearning) (5) Skype (công cụ truyền thông dựa trên web hoàn chỉnh để truyền thông thông suốt thông qua tin nhắn văn bản, trò chuyện video và các cuộc gọi quốc tế.

Để kết thúc tham luận của mình, chúng tôi xin phép dẫn trích lời của GS. Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch Nước hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam “Các trường ĐH tùy nhiệm vụ của mình và nhu cầu người học cần truyền tải kiến thức không ngừng tới mỗi đối tượng trong xã hội một cách hợp lý nhất, nhanh nhất, chính xác nhất”. Ứng dụng CNTT đã tạo nên cuộc cách mạng hiện thực hóa và cá nhân hóa ước mơ học tập của người Việt Nam, một dân tộc có truyền thống hiếu học ở mọi lúc, mọi nơi. Không có nguồn tài nguyên mở, không có cơ sở xây dựng xã hội học tập sẽ không thể nói đến Cách mạng 4.0. Huy động tiềm năng, tiềm lực của các trường ĐH và cách các trường ĐH tham gia vào xây dựng xã hội học tập chính là cách tốt nhất để huy động xã hội hóa nguồn lực trí tuệ tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khai thác, làm giàu thêm nguồn tài nguyên tri thức của đất nước và nhân loại đem lại giá trị từ nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số mà mỗi chúng
ta không ai muốn ở lại phía sau.

Scroll